Thị trường chứng khoán sắp năm 2008

VN-Index - Kịch bản năm 2008 có lặp lại?

Đà giảm của VN-Index kéo dài suốt nhiều tháng qua đã khiến giới đầu tư lo sợ về nguy cơ lặp lại kịch bản điều chỉnh của năm 2008. Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật thì điều này tùy thuộc vào kết quả test vùng 1,150-1,200 điểm.

Hai trục chính trong lịch sử biến động của VN-Index

Nếu xem xét toàn bộ lịch sử biến động của VN-Index từ năm 2000 đến nay thì chúng ta sẽ nhận thấy chỉ số này có hai trục chính.

Trục thứ nhất là vùng 600-650 điểm. Vào cuối năm 2006, sau khi vượt qua vùng này (tương đương đỉnh cũ tháng 05/2006), VN-Index đã có cú bứt phá ngoạn mục lên gần 1,200 điểm. Đến năm 2008, sự phá vỡ vùng 600-650 điểm đã dẫn tới sự sụp đổ và điều chỉnh kéo dài sau đó của thị trường.

Trong suốt 7-8 năm sau đó, VN-Index chưa bao giờ phá vỡ được vùng kháng cự trên và luôn điều chỉnh rất mạnh mỗi lần test lại nó. Mãi đến cuối năm 2016, điểm breakout mới được tạo ra và nó cũng mở đầu cho một thời kỳ tăng trưởng bùng nổ mới.

Trong đợt điều chỉnh kéo dài từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2020, VN-Index đã dừng bước khi test lại vùng 600-650 điểm. Kể từ đây, chu kỳ tăng trưởng mới lại bắt đầu.

Trục thứ hai là vùng 1,150-1,200 điểm. Vùng này tương ứng với đỉnh cũ của tháng 03/2007 và tháng 04/2018. Đợt lao dốc mạnh gần đây đã đẩy VN-Index liên tục test vùng giá chiến lược này.

Biến động của VN-Index trong giai đoạn 2000-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Lịch sử sẽ tái hiện theo kịch bản nào?

Không khó để nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vùng 1,150-1,200 điểm. Nếu mất mốc này VN-Index sẽ lặp lại kịch bản từng xảy ra vào năm 2008 khi chỉ số phá vỡ vùng 600-650 điểm. Mục tiêu giá (target price) trong trường hợp đó là quanh mức 900 điểm.

Nhiều nhà phân tích cũng có ý kiến rằng kịch bản năm 2020 cũng có thể lặp lại (với sự trụ vững của vùng hỗ trợ mạnh khi đó là 600-650 điểm).

Trước khi đưa ra kết luận thì chúng ta hãy để ý đến một yếu tố quan trọng là khối lượng. Phân tích khối lượng giao dịch vẫn luôn được đánh giá cao bên cạnh việc phân tích chu kỳ, phân tích mẫu hình, sóng Elliott... Đây là dạng phân tích khá hiệu quả mà những người mới tìm hiểu về phân tích kỹ thuật cũng như các nhà phân tích chuyên nghiệp đều thường xuyên sử dụng.

Khối lượng chính là động lực tạo ra sự dịch chuyển của giá và thường thay đổi trước khi có sự thay đổi đáng kể của giá. Điều này là do sự thay đổi trong tương quan cung và cầu thường xuất hiện ở khối lượng trước khi có thay đổi về giá.

Trong giai đoạn năm 2008, khi VN-Index phá vỡ vùng 600-650 điểm thì khối lượng (tính theo đồ thị weekly) thường xuyên nằm dưới đường MA 20 tuần. Ngược lại, khối lượng hầu như luôn nằm trên đường MA 20 tuần khi VN-Index test vùng 600-650 điểm và đảo chiều trong năm 2020. Các chứng cứ này cho chúng ta một kết luận quan trọng là VN-Index hoàn toàn có thể test thành công vùng 1,150-1,200 điểm và bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới nếu khối lượng tăng trưởng trở lại.

Khối lượng giao dịch của VN-Index trong giai đoạn 2019-2020. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Sóng 4 lớn đã kéo dài khá lâu. Với sóng 3 kéo dài tận 18 tháng thì việc sóng 4 có thể duy trì đến quý 3/2022 là không quá bất ngờ. Mức độ điều chỉnh của sóng này cũng đã khá tương xứng với sóng 3: mức độ thoái lùi đạt 50% theo Fibonacci Retracement.

Vì các lý do trên, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng sóng giảm sẽ kết thúc giống như kịch bản năm 2020 nếu khối lượng giao dịch (tính theo đồ thị weekly) tăng trưởng trở lại.

Biến động của VN-Index trong giai đoạn 2020-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

(HNM) - * VN-Index mất gần 70% giá trị...

Nếu như năm 2007, thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển "phi mã", thì sang năm 2008 thị trường "lao dốc" không phanh. Từ mức 30 tỷ USD vào đầu năm, đến nay giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn 13 tỷ USD, tương đương 17% GDP, VN-Index mất gần 70% giá trị…

Liên tục lập "đáy" mới…

Nhìn lại năm 2007, TTCK phát triển mạnh, với số lượng doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán (CK) liên tục tăng, chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.100 điểm, HASTC-Index gần 500 điểm. Giá trị thị trường có lúc đạt gần 50% GDP. Nhưng năm 2008 TTCK lại rơi vào trạng thái hụt hơi khi chỉ số VN-Index và HASTC-Index liên tục "tụt dốc". Mặc dù từ đầu năm, nhiều chuyên gia đã dự báo, chỉ số VN-Index có thể trở lại mốc 1.000 điểm vào cuối năm 2008, nhưng ngay từ đầu tháng 1, TTCK có dấu hiệu giảm mạnh, chỉ số VN-Index "rơi" xuống mức 844,11 điểm, HASTC-Index chỉ còn 194,13 điểm (9-1).

Khi đó, nhà đầu tư cho rằng "đáy" của VN-Index chỉ là 700 điểm, nên đã đua nhau mua cổ phiếu, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng, vay "nóng" để chơi cổ phiếu. Nhưng đến tháng 2 chỉ số VN-Index rơi xuống 678,12 điểm, HASTC-Index: 232,38 điểm. Giới đầu tư lại "đồn" nhau, chỉ số VN-Index chỉ "rơi" xuống 600 điểm là ngừng, rồi sẽ lại tăng mạnh trở lại. Song, trong tháng 3, VN-Index chỉ còn 545 điểm, HASTC-Index: 191,92 điểm. Thị trường liên tục thiết lập mức "đáy" mới, để đến tháng 12, chỉ số VN-Index quanh mốc 300 điểm, HASTC-Index chỉ qua ngưỡng 100 điểm. Lúc này, giới đầu tư mới giật mình, không biết tại sao các chỉ số CK lại "rơi" xuống "đáy" sâu đến vậy, vượt xa khỏi khả năng dự báo của các chuyên gia, cũng như những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Theo nhận định của các chuyên gia CK, sự giảm mạnh của chỉ số CK năm 2008 có yếu tố "ảo" của TTCK năm 2006-2007. Sự phấn khích quá đáng của giới đầu tư nhỏ lẻ, cộng với tình trạng các doanh nghiệp, tổng công ty lớn đua nhau kinh doanh CK đẩy thị trường đi từ "cơn sốt" này đến "cơn sốt" khác...

Làm gì để TTCK tăng trở lại?

Có thể dễ dàng nhận thấy, trong suốt năm 2006-2007, các sàn CK liên tục được mở ra. Bởi, thời kỳ đó người dân đua nhau "chơi" cổ phiếu. Không chỉ có những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có hiểu biết sâu về CK, mà TTCK còn thu hút cả những người hầu như không hiểu biết về lĩnh vực này. Lúc đó, ở bất kỳ nơi đâu, từ cơ quan, quán cà phê, thậm chí ở các chợ, đề tài được bàn tán sôi nổi nhất là cổ phiếu. Trên các sàn CK thường xuyên gặp cảnh chen chúc để đặt lệnh. Các phiên đấu giá cổ phần thu hút khá nhiều người tham gia, đẩy giá cổ phần lên cao gấp nhiều lần so với giá trị thực. Những người may mắn trúng đấu giá vội vàng bán trao tay ngay để "ăn" tiền chênh lệch. Nhưng, chỉ trong vòng một năm trở lại đây, tình trạng vắng vẻ diễn ra ở hầu hết các sàn CK, nhiều sàn CK phải đóng cửa, các phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng không còn hấp dẫn giới đầu tư.

Theo giới chuyên gia, sự sụt giảm của TTCK trong năm 2008 không phải là ngẫu nhiên. Bởi, số đông trên thị trường là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư theo phong trào. Điều này giải thích sự lúng túng của họ trong quyết định đầu tư hay rút vốn của mình vào một trong những kênh đầu tư: kinh doanh CK, bất động sản, đầu cơ vàng, kinh doanh ngoại tệ, gửi tiết kiệm…

Để thị trường tăng trưởng trở lại, cơ quan quản lý cần tăng cường vai trò giám sát. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ TTCK thoát khỏi khó khăn tạm thời, với các giải pháp cơ bản, dài hạn. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần tái cấu trúc lại TTCK trên phương diện mô hình tổ chức thị trường, cơ cấu thị trường; tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hoạt động; chấn chỉnh lại các định chế tài chính trung gian…

Các chuyên gia dự báo, năm 2009 thị trường sẽ phát triển bền vững, vì thị trường đã trở lại với giá trị thực. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng hơn trong việc chọn danh mục đầu tư.

Thanh Nga

Roubini - chủ tịch và giám đốc điều hành của Roubini Macro Associates, nhận định: “Ngay cả trong một cuộc suy thoái không sâu sắc, thì S&P 500 vẫn có khả năng giảm 30%.” Còn trong “cuộc hạ cánh không mấy dễ dàng”, thì ông dự đoán chỉ số này có thể mất 40%.

Roubini từng dự đoán đúng về bong bóng bất động sản năm 2007-2008. Nhờ đó, ông có biệt danh là “Mr.Doom” (người chuyên dự đoán về các cuộc khủng hoảng). Trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này, ông cho biết những người dự báo Mỹ trải qua một cuộc suy thoái “nông” cần xem xét tỷ lệ đòn bẩy lớn của các doanh nghiệp và chính phủ.

Theo ông, khi lãi suất tăng thì chi phí nợ cũng leo thang, “nhiều doanh nghiệp 'thây ma', hộ gia đình 'thây ma', ngân hàng ‘ngầm’ và các quốc gia có khả năng tài chính kém sẽ gặp khó khăn”. Vì thế, ông đang theo dõi liệu ai sẽ là người có thể “bơi” mà không dùng dụng cụ hỗ trợ.

Roubini cũng từng cảnh báo về suy thoái khi nêu dẫn chứng về những đợt thị trường tăng và giảm giá. Ông cho rằng, mức nợ trên toàn cầu sẽ khiến thị trường chứng khoán đi xuống, cùng với đó là việc đạt tỷ lệ lạm phát 2% với đợt “hạ cánh mềm” sẽ là “nhiệm vụ bất khả thi” với Fed. Ông dự đoán, NHTW Mỹ sẽ nâng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 21/9 và 50 điểm cơ bản trong tháng 11 và tháng 12. Theo đó, lãi suất chuẩn của Fed vào cuối năm nay sẽ dao động từ 4-4,25%.

Ông nói, tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát cao kéo dài, đặc biệt là những khó khăn về tiền lương và lĩnh vực dịch vụ, Fed “có thể sẽ không còn lựa chọn nào khác” ngoài việc tiếp tục nâng lãi suất. Có thể, lãi suất chuẩn sẽ lên tới 5%.

Thị trường chứng khoán sắp năm 2008

Những yếu tố bên ngoài khác cũng quan trọng, đó là cú sốc về nguồn cung do ảnh hưởng của đại dịch, mâu thuẫn Nga - Ukraine và chính sách zero Covid của Trung Quốc sẽ đẩy chi phí lên cao hơn, cùng với đó là làm giảm tốc độ tăng trưởng. Điều này sẽ khiến việc đạt được mục tiêu “suy thoái tăng trưởng” (growth recession) của Fed trở nên khó khăn.

Roubini cho rằng, khi kinh tế toàn cầu suy thoái, biện pháp kích thích kinh tế của các chính phủ trên thế giới sẽ không còn là “liều thuốc tiên” vì những khoản nợ ngày càng phình to, khiến họ “cạn kiệt nguồn tài chính”.

Theo đó, nhà kinh tế này dự báo tình trạng lạm phát đình trệ như những năm 1970 và các khoản nợ phình to như khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ xảy ra. Ông nói: “Đó không phải là cuộc suy thoái nông và chỉ trong thời gian ngắn, mà nó sẽ tồi tệ và kéo dài.”

Roubini cho rằng cuộc suy thoái ở Mỹ và toàn cầu sẽ kéo dài hết năm 2023, tuỳ thuộc vào mức độ căng thẳng của cú sốc nguồn cung và những khó khăn về tài chính. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, các hộ gia đình và ngân hàng đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở lần này, ông cho biết, các doanh nghiệp và ngân hàng “ngầm” - chẳng hạn như các quỹ phòng hộ, quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân và tín dụng, sẽ “rung lắc mạnh”.

Trong cuốn sách mới của mình “Megathreats”, ông đã chỉ ra 11 cú sốc nguồn cung trong trung hạn kìm hãm tốc độ tăng trưởng với việc chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. Các yếu tố đó bao gồm: phi hạt nhân hoá và chủ nghĩa bảo hộ, việc các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất từ Trung Quốc và châu Á sang châu Âu và châu Mỹ, già hoá dân số ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi, hạn chế xu hướng di cư, sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc, biến đổi khí hậu toàn cầu và đại dịch tái hoành hành. Ông nói: “Việc một đại dịch khác xuất hiện chỉ là vấn đề thời gian.”

Trong bối cảnh đầy biến động, ông cũng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư: “Bạn nên giảm tỷ trọng đối với cổ phiếu và tích trữ nhiều tiền mặt hơn.” Dù giá trị tiền mặt giảm do ảnh hưởng lạm phát, nhưng giá trị danh nghĩa vẫn không thay đổi trong khi cổ phiếu và các tài sản khác có thể giảm 10, 20 hay 30%. Đối với trái phiếu, ông khuyến nghị nhà đầu tư nên tránh các trái phiếu dài hạn và có thêm biện pháp bảo về từ trái phiếu Kho bạc ngắn hạn hoặc các chỉ số trái phiếu.

Tham khảo Bloomberg