Cách tính ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi áp dụng

01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc áp dụng khái niệm “mức trọng yếu” trong lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 hướng dẫn cách áp dụng mức trọng yếu trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện đối với cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính.

Mức trọng yếu trong kiểm toán

02. Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đã quy định và hướng dẫn về khái niệm mức trọng yếu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Mặc dù khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có đề cập đến khái niệm mức trọng yếu theo các thuật ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung, mức trọng yếu được hiểu như sau:

- Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;

- Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu tố trên;

- Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,... Những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ không được xét đến.

03. Các khái niệm về mức trọng yếu, nếu quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính, sẽ là cơ sở cho kiểm toán viên xác định mức trọng yếu của cuộc kiểm toán. Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính không đưa ra khái niệm về mức trọng yếu, các đặc tính được nêu trong đoạn 02 Chuẩn mực này sẽ giúp kiểm toán viên có cơ sở để xác định mức trọng yếu.

04. Việc xác định mức trọng yếu của kiểm toán viên mang tính xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào nhận thức của kiểm toán viên về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể giả định rằng, người sử dụng báo cáo tài chính:

(a) Có sự hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính với sự cẩn trọng một cách hợp lý;

(b) Hiểu rằng báo cáo tài chính được lập, trình bày và được kiểm toán trên cơ sở mức trọng yếu;

(c) Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc xác định giá trị do việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố của các sự kiện xảy ra trong tương lai;

(d) Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý trên cơ sở các thông tin trên báo cáo tài chính.

05. Kiểm toán viên phải áp dụng khái niệm mức trọng yếu cả khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện cuộc kiểm toán, khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính và khi hình thành ý kiến kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực này).

06. Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra các xét đoán về quy mô của các sai sót sẽ được coi là trọng yếu. Các xét đoán này cung cấp cơ sở cho việc:

(a) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro;

(b) Nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu;

(c) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được xác định không nhất thiết phải là mức giá trị mà dưới mức đó, các sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, luôn được đánh giá là không trọng yếu. Trong một số trường hợp cụ thể, sai sót có thể được đánh giá là trọng yếu mặc dù giá trị của sai sót đó thấp hơn mức trọng yếu. Mặc dù khó có thể thiết lập được các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót riêng lẻ có tính trọng yếu do bản chất của sai sót nhưng khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xét đồng thời cả quy mô và bản chất của sai sót cũng như tình huống cụ thể xảy ra các sai sót đó (xem hướng dẫn tại đoạn A16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450).

07. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết nhất định về Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến việc xác định mức trọng yếu của các thông tin đã được kiểm toán.

Mục tiêu

08. Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là áp dụng khái niệm mức trọng yếu một cách phù hợp khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi áp dụng

01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán, bao gồm cả các sai sót không được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 quy định khi hình thành ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên có trách nhiệm phải kết luận xem có đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không. Kết luận của kiểm toán viên theo quy định tại đoạn 10 - 11 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 có xem xét đến đánh giá của kiểm toán viên về các sai sót không được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính, phù hợp với Chuẩn mực này. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 đề cập đến trách nhiệm của kiểm toán viên về việc áp dụng khái niệm mức trọng yếu một cách phù hợp trong bước lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết nhất định về Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến các thông tin đã được kiểm toán.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước

Từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm

  • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản điều hành
    • Lịch công tác
    • Góp ý văn bản dự thảo
  • Hội nhập phát triển
  • Thi đua khen thưởng
  • Văn bản chính sách
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Nghiệp vụ kiểm toán
    • Chuẩn mực kiểm toán
    • Quy trình kiểm toán
    • Hồ sơ mẫu biểu kiểm toán
    • Trao đổi kinh nghiệm

Xác định mức trọng yếu kế hoạch thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.04 KB, 1 trang )

CÔNG TY
Tên khách hàng:
Ngày khóa sổ:
Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH – THỰC HIỆN)
A710
Tên Ngày
Người thực hiện
Người soát xét 1
Người soát xét 2
A. MỤC TIÊU:
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành
viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng
yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện
đầy đủ hay chưa.
B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức
trọng yếu
Lợi nhuận trước thuế/
Doanh thu/Vốn chủ
sở hữu/ tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế/
Doanh thu/Vốn chủ
sở hữu/ tổng tài sản
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định
mức trọng yếu
Giá trị tiêu chí được lựa chọn
(a)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu
Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%


Doanh thu: 0,5% - 3%
Tổng tài sản và vốn: 2%
(b)
Mức trọng yếu tổng thể
(c)=(a)*(b)
Mức trọng yếu thực hiện
(d)=(c)*(50%-75%)
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai
sót có thể bỏ qua
(e)=(d)*4% (tối đa)
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể
Mức trọng yếu thực hiện
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua
Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước

Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011)
(Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)