Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không

19:25' - 15/07/2021

BNEWS Chiều 15/7, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) công bố giảm lãi suất cho vay lần thứ 5 đối với khách hàng cá nhân và tổ chức vay vốn bằng VNĐ tại ngân hàng này.

Cụ thể, đối với khoản vay tại thời điểm 15/7/2021, Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên. Ước tính, với việc tiếp tục giảm lãi suất lần này, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng.Bên cạnh đó, Agribank cũng đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bằng nhiều giải pháp như: Cơ cấu lại nợ gốc và lãi; Miễn phí chuyển tiền trong nước và ủng hộ hơn 130 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19...Chương trình giảm lãi suất cho vay kéo dài đến hết ngày 31/12/2021 và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.Kể từ năm 2020 đến nay, Agribank đã dành hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch COVID-19, đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn từ 2-2,5% so với lãi suất cho vay thông thường với quy mô hơn 300.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng lớn, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Cũng trong chiều 15/7, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã phát đi thông báo cho biết sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn. ACB sẽ xem xét điều chỉnh lãi suất cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có hợp đồng vay và tại thời điểm đến hạn thay đổi lãi suất trong khoảng thời gian từ ngày 15/7 đến 15/10/2021.ACB cho biết thêm sẽ xét đến mức độ dịch bệnh tác động đến tình hình kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, số lượng lao động,…) của các doanh nghiệp, thu nhập của khách hàng cá nhân và mức độ gắn kết của khách hàng với ngân hàng để có mức giảm lãi suất phù hợp cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang vay tại ACB.

Trước đó, ngày 14/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng đầu tiên công bố giảm lãi suất cho vay kể từ sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Sacombank thực hiện giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế….; đồng thời, tiếp tục ưu đãi hoặc miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.Sacombank cũng đang triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ưu đãi được ngân hàng áp dụng từ ngày 18/6/2021 đến hết ngày 31/12/2021 hoặc khi hết nguồn tùy điều kiện nào đến trước.Sacombank cho biết sắp tới sẽ tiếp tục đưa ra các gói ưu đãi khác để tăng cường hơn nữa những giải pháp thiết thực đồng hành cùng khách hàng.Cùng ngày, trả lời phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cho biết từ hôm nay cho đến hết năm 2021, các ngân hàng sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay các khoản vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng mức giảm lãi suất cho vay cụ thể sẽ được tính toán theo tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, mức giảm sẽ được các tổ chức tín dụng tính bình quân trên tổng dư nợ hiện hữu, có thể mức giảm từ 0,5% đến 1,5% hoặc hơn thế nữa tùy theo khả năng của các nhà băng.

Trong cuộc họp giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các tổ chức tín dụng ngày 12/7 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, việc hỗ trợ sẽ tập trung vào các doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch./.

>>Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh dư nợ tín dụng một số ngân hàng thương mại​

Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không

Một số ngân hàng đã công bố cụ thể phương án giảm lãi suất cho vay - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cuối ngày 15-7, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn.

Theo đó, ACB sẽ xét mức độ dịch bệnh tác động đến tình hình kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, số lượng lao động…) của các doanh nghiệp, thu nhập của khách hàng cá nhân và mức độ gắn kết của khách hàng để có mức giảm lãi suất phù hợp cho khách hàng đang vay.

Những khách hàng thuộc đối tượng sẽ được ngân hàng xem xét điều chỉnh lãi suất khi hợp đồng vay đến hạn thay đổi lãi suất trong khoảng thời gian 15-7 đến 15-10. Đồng thời triển khai thêm gói vay ưu đãi 10.000 tỉ đồng với mức lãi suất tối thiểu 6%/năm cho doanh nghiệp và 7%/năm cho cá nhân từ nay đến 31-10-2021. 

Sacombank cũng công bố giảm lãi suất cho vay với mức 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế… 

Đồng thời, tiếp tục ưu đãi hoặc miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

Hiện ngân hàng này cũng đang triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 10.000 tỉ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Cùng ngày, Agribank cũng công bố giảm lãi suất với mức giảm 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên, áp dụng đối với khoản vay tại thời điểm 15-7 kéo dài đến hết ngày 31-12-2021. 

Với việc giảm lãi suất lần này, Agribank ước tính dành khoảng 5.500 tỉ đồng để hỗ trợ khách hàng.

Trước đó, chiều 12-7, Hiệp hội Ngân hàng đã họp với lãnh đạo 16 ngân hàng để trao đổi, thống nhất phương thức và thời gian giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu trong 5 tháng cuối năm 2021.

Theo đó, các ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay, tuy nhiên mỗi ngân hàng sẽ có mức giảm khác nhau.

Nhiều ngân hàng cho biết đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ khách hành nhưng trong hỗ trợ không nên cào bằng, mà nên tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn.

Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không
Các ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay

A.HỒNG

Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không

Hiện có nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid kéo dài. Điều này ít nhiều hỗ trợ mọi người vượt qua được khó khăn. Tham khảo danh sách các ngân hàng giảm lãi suất cho vay và mức giảm. Tìm hiểu các điều kiện/đối tượng nào được xem xét miễn, giảm lãi suất cho vay.

1. Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 gây ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Không ít người đứng trước nguy cơ không đủ khả năng chi trả lãi, gốc cho các khoản nợ vay từ trước. Thắc mắc đặt ra là các ngân hàng có giảm lãi suất cho vay mùa dịch không?

16 ngân hàng giảm lãi suất cho vay 2021

Theo chỉ đạo từ chính phủ cũng như nguyện vọng của khách hàng, các ngân hàng đã đồng ý đưa ra chính sách giảm lãi suất cho vay và cơ cấu nợ.

16 ngân hàng lớn nhất đã đưa ra cam kết sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5 – 2,5% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh.

Danh sách 16 ngân hàng giảm lãi suất cho vay gồm có: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, MB, ACB, SHB, VPBank, VIB, LienVietPostBank, TPBank, SeABank, Sacombank, MSB và HDBank.

Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không

Lần hỗ trợ lãi suất này ưu tiên các doanh nghiệp và người dân chịu tác động nặng nề của đại dịch. Tùy theo đối tượng và mức độ ảnh hưởng mà sẽ có mức giảm lãi suất phù hợp.

Ngoài ra, 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước cũng đưa ra mức hỗ trợ lãi suất thêm cho các địa phương chịu tác động lớn. Chẳng hạn là Tp.HCM, Bình Dương và một số tỉnh thực hiện giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16.

2. Điều kiện được ngân hàng giảm lãi suất cho vay?

Sau khi có thông tin về việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay, rất nhiều đơn thư đã được gửi đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số đó không đủ điều kiện mà vẫn nộp đơn. Để tránh việc mất thời gian và công sức, bạn hãy tìm hiểu các điều kiện được ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Theo đó, khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá đáp ứng các điều kiện như:

  • Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.
  • Có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại;
  • Về thời gian trong hợp đồng vay cần đảm bảo:
    + Phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
    + Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 – 31/12/2021.
  • Về mặt số dư nợ:
    + Còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán trừ các khoản bên dưới.
    + Khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/03/2020.
    + Khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.
  • Khoản nợ do vi phạm pháp luật (bản án, bồi thường…) thì không được xem xét.
  • Thời gian hoãn, miễn, giảm nợ không được quá 12 tháng kể từ khi được chấp nhận.
  • Phần được giảm, miễn, hoãn sẽ áp dụng theo quy định nội bộ của mỗi tổ chức.”

Các ngân hàng, tổ chức tín dung có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất… Vì vậy, nếu đủ điều kiện kể trên khách hàng tự liên hệ với các ngân hàng để được xử lý.

3. Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng

Trong đơn xin giảm lãi suất ngân hàng, bạn cần chú ý những điểm sau.

Nội dung đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho cá nhân, doanh nghiệp

  • Đưa ra các căn cứ để phía ngân hàng làm cơ sở xem xét: + Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020.

    + Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 04 năm 2021.

  • Đối tượng hỗ trợ:
    + Là ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
  • Đối tượng nhận hỗ trợ:
    + Doanh nghiệp và cá nhân.
  • Nội dung:
    + Doanh nghiệp, cá nhân cần cung cấp chính xác, đầy đủ, rõ ràng và chi tiết nhất về thông tin cá nhân và doanh nghiệp. Đồng thời cam kết toàn bộ nội dung được trình bày trong đơn là sự thật. Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những nội dung kể trên.
    + Trong đơn xin giảm lãi suất ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp cần nêu rõ lý do để xin giảm lãi suất ngân hàng. Cam kết sẽ thực hiện đúng quy định trả lãi, gốc sau khi hết hạn miễn, giảm lãi suất.

Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng sau đây. Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng trường hợp cụ thể để làm đơn cho phù hợp.