Nước bọt tiết ra nhiều phải làm sao

RỐI LOẠN TIẾT NƯỚC BỌT

1.1. Định nghĩa: là tình trạng tăng hoặc giảm bất thường lượng nước bọt trong miệng.

1.2. Phân loại

- Giảm tiết nước bọt: là tình trạng hay gặp, dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, các tuyến nước bọt bị teo hoặc mất chức năng, không còn khả năng hoặc bị hạn chế tiết nước bọt làm cho miệng có cảm giác khô rát.

- Tăng tiết nước bọt: lượng nước bọt trong miệng nhiều khó kiểm soát được.

1.3. Nguyên nhân

- Do dùng một số thuốc trong thời gian dài.

- Do bệnh lý toàn thân hoặc cơ quan ảnh hưởng tới sự tiết nước bọt.

- Tình trạng sinh lý: tuổi già, thai nghén, mọc răng...

- chấn thương tuyến nước bọt.

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIẾT NƯỚC BỌT

2.1. Bệnh sử

- Đã hoặc đang sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ lên tuyến nước bọt trong một thời gian dài.

- Mắc một số bệnh (u bướu vùng đầu mặt cổ được xạ trị, Hội chứng Gougerot -Sjogren, tiểu đường, bệnh của hệ tiêu hóa, thần kinh ...).

- Bị chấn thương vùng đầu mặt cổ.

2.2. Khám lâm sàng 2.1. Giảm tiết nước bọt

- Miệng khô, cảm giác đau rát nóng bỏng, khó nhai - nuốt - nói.

- Niêm mạc miệng teo, trơn láng.

- Lưỡi trơn láng mất gai, thường nứt nẻ.

2.2. Tăng tiết nước bọt

- Miệng lúc nào cũng đầy nước bọt, có khi chảy ra khóe mép.

- BN bị mỏi cơ trên móng và các cơ ở cổ vì phải nuốt hay nhổ nước bọt liên tục.

2.3. Cận lâm sàng

- Giảm tiết nước bọt: Đo pH nước bọt bằng giấy pH metre để trên lưng lưỡi và mặt trong má: pH có khuynh hướng acid <6 (bình thường pH kiềm).

- Test de l’hyposialie: cho BN ngồi ngậm cục đường ở đầu lưỡi và không nuốt, nếu thời gian tan chảy > 3’: Giảm tiết nước bọt, nếu < 3’: tăng tiết nước bọt.

3. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TIẾT NƯỚC BỌT

3.1. Tiêu chuẩn xác định

- Chủ yếu dựa vào lâm sàng và bệnh sử là có thể chẩn đoán bệnh.

- Xoa bóp tuyến dưới hàm và tuyến mang tai ở ống Wharton và ống Stenon đôi khi chỉ chảy ra một ít nước bọt.

3.2. Chẩn đoán yếu tố thúc đẩy

- Uống thuốc (kháng sinh, an thần, thuốc lợi tiết...) trong thời gian dài.

- Vệ sinh răng miệng kém.

- Uống ít nước, ăn thiếu chất (Vit. B, acid folic...).

3.3. Chẩn đoán nguyên nhân:

3.3.1. Giảm tiết nước bọt:

- Do dùng thuốc: là nguyên nhân thường gặp. Các thuốc hay gặp: phénothiazine (Largactil, Nozinan, MeUeril...), thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp ( Reserpine, Aldomet...).

- Do xạ trị vùng đầu mặt cổ.

Trong Hội chứng Gougerot - Sjogren.

- Do tình trạng sinh lý (tắt kinh, tuổi già.) : tuyến thoái hóa, mô teo.

- Do rối loạn hoặc thương tổn dây thần kinh IX, VII, nhân bài tiết.

- Do tổn thương tuyến nước bọt: viêm nhiễm, bướu, quá sản, nghẽn tắc...

- Bệnh nhân bị tiểu đường không cân bằng tốt đường huyết, BN thiếu máu, thiếu Vit B...

3.3.2. Tăng tiết nước bọt

- Do viêm họng, viêm miệng, mọc răng, giai đoạn cuối của các cơn thoát vị và đau tuyến nước bọt do sỏi, chấn thương do hàm giả.

- Do co thắt thực quản, dị vật ở thực quản, ung thư thực quản, viêm loét dạ dày.

- Do nhiễm độc từ bên ngoài (Hg, I, Pb.), từ bên trong (uremie.)

- Do tổn thương thần kinh: liệt lưỡi, Parkinson, liệt thanh quản.

- Do thai nghén.

- Do thuốc: Pilocarpine, Iodure, Strophantus Ouabaine.

3.4. Chẩn đoán biến chứng

- Candidose.

- Sâu răng, nhất là sâu cổ răng.

4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIẾT NƯỚC BỌT

4.1. Mục đích điều trị: giảm cảm giác đau rát miệng, phòng ngừa các biến chứng.

4.2. Điều trị cụ thể:

4.2.1. Điều trị nguyên nhân:

- Điều trị dứt điểm các bệnh toàn thân nếu được, bổ sung đầy đủ dưỡng chất nâng cao thể trạng, vệ sinh răng miệng kỹ.

4.2.2. Điều trị triệu chứng

4.2.2.1. Giảm tiết nước bọt: Sử dụng các thuốc lợi tiết nước bọt:

- Teinture de Jaborandi 30 giọt x 3 lần/ngày.

- Gesnesneeserine 2 V x 3 lần /ngày hoặc 20 giọt x 3 lần/ngày.

- Dihydroergotamine 30 giọt hay 1V x 3 lần/ ngày.

- Sulfarlem S25, Pilocarpine, Neostigmine B5.

- Nước bọt nhân tạo: Artisial.

- Thoa các chất làm trơn như Vaseline, dầu, kem...

4.2.2.2. Tăng tiết nước bọt

- Dùng thuốc chống co thắt, chống bài tiết: Belladone, Atropine.

- Thuốc an thần trên hệ thần kinh trung ương: Valériane, Tranxene, Haldol.

- Thuốc ức chế tận cùng phó giao cảm: Eumydrin, Ephedrine.

LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

5. THEO DÕI

Nước bọt tiết ra nhiều phải làm sao

DÒ TUYẾN NƯỚC BỌT

1. ĐẠI CƯƠNG DÒ TUYẾN NƯỚC BỌT

- Là tình trạng dò nước bọt liên tục không liên quan đến bữa ăn.

- Thường hay gặp ở tuyến mang tai và ống Stenon.

2. NGUYÊN NHÂN DÒ TUYẾN NƯỚC BỌT

- Lỗ dò bẩm sinh: rất hiếm, thường liên hệ với tuyến lạc chỗ.

- Thường do sang chấn (vết thương do tai nạn ở mặt, do dao đâm, mảnh kính, đạn...).

- Do viêm tấy tuyến gây dò như lao.

3. LÂM SÀNG DÒ TUYẾN NƯỚC BỌT

- Lỗ dò mở ra ngoài da ở giữa một vùng sẹo hay một chồi mô hạt, từ đó thoát ra chất dịch trong lỏng, nhiều nhất trong các bữa ăn.

- Không sưng đau.

4. ĐIỀU TRỊ DÒ TUYẾN NƯỚC BỌT

- Lỗ dò ở niêm mạc: cho Atropin để hạn chế tiết nước bọt. Nếu có viêm tuyến hay ống thì dùng kháng sinh.

- Lỗ dò ra da:

+ Lỗ dò nhỏ: đốt bằng acid tricloacetic.

+ Lỗ dò lớn: phẫu thuật cắt lỗ dò, khâu che kín từng lớp.

+ Hướng lỗ dò vào niêm mạc miệng để hướng nước bọt chảy vào miệng.

+ Giật dây thần kinh tai - thái dương ngăn không cho tiết nước bọt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Võ Đắc Tuyến. Bài giảng về “Bệnh tuyến nước bọt” dành cho sinh viên năm thứ 5 - ĐH Y Dược TP.HCM.

2. Lê Văn Sơn (2006). “ Bài giảng Giải phẫu sinh lý và bệnh lý tuyến nước bọt”. www.ebook.edu.vn.

3. Patrick J. Bradley, Orlando Guntinas Lichius (2011). “Salivary Gland Disorders and Diseases: Diagnosis and Management”. Thieme.

4. Ravikan Ongole & Praveen B.N. (2012). “ Text book of Oral Medicine, Oral Diagnosis and Oral Radiology. Elsevier science publishers. 2nd edition, pp. 265-285.

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ nổi bật

Khoa phòng nổi bật

Tôi sức khoẻ bình thường. Thời gian gần đây tôi bị ra nước bọt nhiều nên rất khó chịu, phải khạc nhổ liên tục. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân nào lại bị như thế, đó là triệu chứng của bệnh nào thưa bác sĩ (M.T)

Trả lời: Chào bạn,  chúng tôi xin được trao đổi với bạn một số thông tin như sau:

 Nước bọt tiết ra bởi những tuyến nước bọt như

- Tuyến mang tai: nằm ở góc xương hàm ở 2 bên, là tuyến nước bọt lớn nhất.

- Tuyến dưới hàm: nằm ở sau miệng cạnh xương hàm.

- Tuyến dưới lưỡi: nằm ở sàn miệng phía trước.

Mỗi ngày các tuyến nước bọt tiết ra khoảng 800-1.500ml nước bọt cả ngày lẫn đêm. Thành phần chính của nước bọt gồm có chất nhầy, các men tiêu hoá như amylase, các chất muối khoáng như muối của Na, K, Ca. Ngoài ra nước bọt còn chứa các protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu…Nước bọt có tác dụng trong việc tiêu hoá thức ăn bằng cách phân huỷ chất bột nhờ men amylase; Làm ẩm ướt miệng, thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt; Sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể….

Những nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt

1. Rối loạn ở hệ thống thần kinh giao cảm (tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm do bệnh hay do dùng thuốc như clozapin…)

2. Bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản....

3. Tổn thương tại vùng miệng, hầu họng, thực quản như viêm hoặc u, răng không đều, cao răng, viêm nướu răng, đau răng, loét miệng…

Do đó để xác định nguyên nhân làm nước bọt tiết ra nhiều, bạn cần đi khám một số chuyên khoa như nội tiêu hóa, răng hàm mặt, tai mũi họng, nội thần kinh. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt và có hướng điều trị phù hợp

Thân ái!

BS. HOÀNG NGỌC ĐỨC

Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Dưới đây là những nguyên nhân khiến gây tăng tiết nước bọt cần biết:

Nước bọt tiết ra nhiều phải làm sao

Thực phẩm ngọt hoặc nóng

Những đồ ăn ngọt, nóng hoặc cay có thể kích thích tiết nhiều nước bọt.

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai có thể gây tăng tiết nước bọt. Ống này giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Đôi khi, sỏi có thể hình thành trong ống gây tắc khiến cho nước bọt không thể lưu thông. Ngoài ra, ống dẫn tuyến nước bọt cũng có thể bị tắc do chấn thương gây chảy dãi nhiều.

Viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt cũng có thể là nguyên nhân gây tiết nhiều nước bọt.

Con người có 3 tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm ở một trong 3 tuyến này có thể dẫn tới tiết nhiều nước bọt

Mọc răng

Chảy dãi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và phần lớn phụ huynh không lo lắng trừ khi trẻ bắt đầu tăng tiết nước bọt. Từ 6 tới 8 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Trong thời gian mọc răng trẻ có thể bị chảy dãi.

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu bị tiết nhiều nước bọt, có thể cần kiểm ra lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Vệ sinh răng miệng kém là một yếu tố góp phần gây tăng tiết nước bọt. Cần chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.

Pellagra

Pellagra là một chứng bệnh do thiếu niacin. Một trong các triệu chứng là tăng tiết nước bọt. Kiểm tra hàm lượng niacin và bổ sung thực phẩm giàu niacin trong chế độ ăn để tránh tình trạng này.

Bệnh dại

Bệnh dại là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy dãi nhiều. Các cơn co thắt đau đớn quanh các cơ của họng và thanh quản khiến cho người bệnh tiết nhiều nước bọt.


BS Thu Vân